Đi khám tầm thần được nhận định khi có các nhóm dấu hiệu: cảm xúc, giác quan, suy nghĩ – tư duy, trí nhớ – tập trung chú ý, mặt giấc ngủ – sinh hoạt. Bệnh tâm thần có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, người bệnh có thể trở lại được cuộc sống bình thường trước đây.
Có nhiều trường hợp nếu thấy chính bản thân bạn hoặc người thân của bạn có những biểu hiện bất thường về mặt tâm thần, nhưng bạn còn băn khoăn, đắn đo không biết có nên đi khám hay chưa thì đây là những lời khuyên BS dành cho bạn.
1. Đi khám tâm thần khi có các dấu hiệu:
1.1. Cảm xúc
• Trầm cảm, buồn bã kéo dài
• Muốn tự tử, có suy nghĩ tự tử, lên kế hoạch cho việc tự tử hoặc là đã thử tự tử
• Cảm thấy giảm sinh lực, mất hứng thú, mất các mối quan tâm với sở thích trước đây
• Cảm thấy vô vọng, bi quan về quá khứ, hiện tại lẫn tương lai. Cảm thấy bản thân mình vô giá trị, nhiều tội lỗi
• Không đáp ứng cảm xúc phù hợp với các tình huống xung quanh; cảm xúc thờ ơ, vô cảm
• Cảm thấy lo lắng quá mức, khó kiểm soát cơn lo lắng; thường xuyên bồn chồn, bất an
• Lên những cơn hồi hộp, tim đập nhanh, hoảng loạn cực độ, cảm thấy ngộp thở, sợ chết trong cơn
• Vui vẻ, hưng phấn một cách quá mức thường kèm theo ý tưởng tự cao, nói nhiều, làm việc nhiều liên tục không cần nghỉ ngơi, có hành vi kích động
1.2 Biểu hiện về Giác quan
• Nghe thấy những ảo giác âm thanh: có thể là tiếng người nói trong đầu trong tai, hoặc là các âm thanh khác như tiếng ve kêu, tiếng ù, tiếng nước chảy,..
• Ảo giác khứu giác: ngửi thấy nhiều mùi khác nhau như mùi cao su cháy, mùi trứng thối, mùi xăng với các cường độ khác nhau,..
• Ảo giác xúc giác: có cảm giác như kim châm, điện giật, nóng rát, sâu bọ côn trùng bò trên da..
• Ảo giác thị giác: thấy người hóa khổng lồ hoặc tí hon, thấy ma quỷ, thần Phật,.. hoặc các hình ảnh đơn giản hơn như ngọn lửa, đom đóm,.. Thấy có người lạ nhập vào người
1.3 Các suy nghĩ – tư duy
• Hoang tưởng : bị người khác theo dõi, bị người khác ám hại, bỏ độc, bị người khác điều khiển, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng là mình mắc một bệnh nặng mặc dù các bác sĩ đã thăm khám và kết luận nhưng bệnh nhân vẫn không thỏa mãn,… Hoang tưởng với bất kì nội dung nào khác
• Ám ảnh sợ: có thể là ám ảnh một chủ đề như sợ khoảng rộng, sợ đông người, sợ vật nhọn, sợ dơ bẩn, sợ bị bệnh, sợ hồi ức nhớ về một sự kiện đau khổ trong quá khứ… hoặc là một ám ảnh sợ hãi không đối tượng rõ ràng
• Suy nghĩ và diễn đạt ngôn ngữ chậm chạp, ngắt quãng; hoặc lai nhai, lặp đi lặp lại một chủ đề nhất định; hoặc nói một một cách dồn dập, chuyển chủ đề mau lẹ, linh tinh, nội dung thường vô nghĩa
1.4 Khả năng trí nhớ – tập trung chú ý
• Suy giảm sự tập trung – chú ý, dễ bị sao nhãng
• Suy giảm trí nhớ, mau quên
• Khó khăn trong việc học thuộc hoặc học những thứ mới
• Làm giảm kết quả học tập, công việc
1.5 Tính chất Giấc ngủ – sinh hoạt
• Mất ngủ: có thể suy nghĩ miên man khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc thức giấc giữa đêm không ngủ lại được, thức sớm hơn so với thường ngày. Cảm giác mệt mỏi, uể oải nhiều sau khi thức giấc.
• Ác mộng, mộng du
• Tiểu dầm ở trẻ em
• Rung giật chân khi ngủ, chân không yên
• Ăn giảm vị giác, mất ngon hoặc ăn quá nhiều, ăn vô độ – tăng cân mất kiểm soát
• Giảm hoặc mất hứng thú về tình dục
• Các rối loạn về hành vi tình dục
• Khi căng thẳng thần kinh quá độ hay ngất xỉu hoặc lên cơn co giật kiểu hysteria, các cơn nôn ói
• Cơn bỏ nhà đi lang thang
** Các trường hợp bất thường tâm thần và hành vi DO SỬ DỤNG RƯỢU VÀ MA TÚY (ma túy đá, ketamin, cần sa, heroin,..)
Bệnh Tâm thần có nhiều thể bệnh, nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và hoạt động tâm thần vốn chi phối tất cả các hoạt động cơ quan khác trong cơ thể nên biểu hiện bệnh hết sức phong phú và đa dạng. Do đó những dấu hiệu trên chỉ là một số biểu hiện thường gặp của bệnh tâm thần.
Lời khuyên là ngay khi nào bạn cảm thấy có suy nghĩ là nên đi khám bác sĩ tâm thần – tâm lý; hoặc có người khác nói với bạn điều đó thì bạn nên cân nhắc đi khám. Vì bệnh tâm thần có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, người bệnh có thể trở lại được cuộc sống bình thường trước đây
2 Chuẩn bị trước khi đi khám bệnh tâm thần:
2.1 Những LƯU Ý KHI ĐI KHÁM BỆNH TÂM THẦN:
• Nên đi cùng với người thân hoặc những người đang chung sống – những người có khả năng kể lại các biểu hiện bệnh của bệnh nhân để cung cấp thêm thông tin cho BS khi thăm khám
• Nên mang theo đầy đủ hồ sơ bệnh án cũ, các kết quả xét nghiệm đã có, toa thuốc hoặc các thuốc đang dùng
• Chuẩn bị về mặt thời gian, do buổi thăm khám đầu tiên có thể kéo dài 45 – 60 phút, tránh tâm lý căng thẳng hay vội vã
2.2 Nên KHÁM TÂM THẦN Ở ĐÂU:
• Ở các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tâm thần, một số nơi dùng là chuyên khoa Tâm thần kinh hoặc gộp trong Khoa Thần kinh của các bệnh viện. Ở Viện sức khỏe Tâm thần.
• Tại phòng khám sức khoẻ tâm thần An Tịnh, chúng tôi có đội ngũ các Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Tâm thần, các Trường Đại học Y khoa hàng đầu của thành phố, nhiệt tình và tận tâm, sẵn sàng lắng nghe, thăm khám và điều trị cho bạn